Mặc cho mưa gió nhưng các bạn đã có mặt đúng giờ và đông đủ tại ADC Academy vào tối Thứ Bảy để tìm hiểu về đất nước Bhutan không chỉ là một đất nước xinh đẹp mà còn là một đất nước được mệnh danh là xứ sở hạnh phúc, thông qua sự chia sẻ dễ thương và đầy cảm hứng từ chị Lương Ngọc Tiên – người may mắn được đặt chân đến thăm đất nước Bhutan.

Trong chuyến đi đến Bhutan chị Tiên đã tìm hiểu được rất điều thú vị và hoàn toàn xứng đáng với giá trị mà chị bỏ ra để được khoảng thời gian là 1 tuần tìm hiểu đất nước này. Thông qua những câu chuyện kể của chị trong suốt hành trình của chuyến đi, các bạn dường như đã hiểu hơn về Bhutan, hiểu được vì sao đất nước này lại được mệnh danh là nước hạnh phúc nhất thế giới, tại sao du lịch chỉ giới hạn một số lượng người nhất định trong một năm? Và liệu có như những mọi người nói về Bhutan là người dân tại đây không được sử dụng điện thoại hay lên mạng?

Vì Bhutan là đất nước nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ và được bao bọc bởi 38% dân số của các nước tiếp giáp xung quanh. Đó chính là lý do tại sao hằng năm Bhutan chỉ giới hạn số lượng du khách đến tham dự. Nếu đặt trường hợp Bhutan mở cửa du lịch thì điều gì sẽ xảy ra? Liệu khi bị bao bọc với 38% dân số của các nước tiếp giáp xung quanh tràn vào Bhutan thì có còn gìn giữ được những nét văn hóa và nét đẹp mộc mạc giản dị như bây giờ hay không?

Bên cạnh những chia sẻ về địa lý thì đặc trưng về văn hóa cũng như con người ở Bhutan cũng được chị Tiên tìm hiểu kỹ lưỡng. Trang phục đặc trưng của người Bhutan rất nhiều màu sắc sặc sỡ và rất đẹp, điều này cũng giống với những trang phục của người dân tộc Việt Nam. Về con người ở Bhutan, đặc biệt chị nhắc đến người hướng dẫn viên và chú tài xế trong suốt chuyến đi. Họ là những con người cực dễ chịu và có một thái độ phục vụ khách hàng cực tốt, không chỉ quan tâm đến hành khách mà còn hiểu tâm lý của các khách du lịch.
Một số điều chị tâm đắc nhất sau chuyến đi đến đất nước này là cách họ xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng.

Đặc biệt hơn hết, điều đáng để học hỏi chính là ở sứ mệnh và tầm nhìn của Bộ Giáo Dục tại Bhutan. Người ta định hướng và ghi rất rõ ràng việc học là để giúp cho trẻ em phát triển hết khả năng của mình, giúp cho con người nhận thức và trở thành một công dân có ích.

Điều cuối cùng, nếu hỏi tất cả người dân ở Bhutan họ có hạnh phúc không? “Thật ra họ cũng giống như chúng ta, chứ không phải họ dán chữ 2 chữ “hạnh phúc” ngay trên trán nhưng cái họ có được là cả một cộng đồng có cùng một định hướng và cùng nhìn về một hướng” – chị Lương Ngọc Tiên.

Creative Talks #7 – 20.07.2015