Cách thực hiện Storyboard

bởi | Th4 12, 2017 | Blog, Kiến Thức, Tin Tức

Hãy nhớ rằng storyboard không phải là cách viết lại bộ phim. Đó là cách mà bạn sẽ hình dung các diễn viên, đạo cụ, background và góc máy sẽ kết hợp với nhau như thế nào trong từng cảnh hoặc các shot hình liên tiếp nhau. Hay nói cách khác, đó là việc vẽ thành hình những nội dung trong kịch bản của bạn. Nếu không có kịch bản, sẽ không có storyboard.

1. Đánh giá shot hình

Có vài yếu tố để bạn xem xét khi trước vẽ storyboard. Đầu tiên, bạn cần đánh giá kịch bản và chia nó ra thành từng shot. Sau đó, khi lên kế hoạch cho từng shot, bạn hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

  • Bối cảnh được thiết lập ở đâu?
  • Có bao nhiêu nhân vật trong shot hình đó?
  • Bạn có cần đạo cụ nào quan trọng?
  • Bạn đang cần shot hình loại nào? (close-up, wide-shot, establishing shot…)
  • Góc máy trong shot hình này là gì? Góc cao hay thấp?
  • Trong khung hình có nhân vật hay loại phương tiện nào di chuyển không? Nếu có, hướng di chuyển hoặc hướng hành động đó là như thế nào?
  • Bạn có cần di chuyển cú máy để tăng thêm chuyển động cho shot hình hay không? Hay nói cách khác, camera có di chuyển theo nhân vật hay theo xe không? Hướng di chuyển như thế nào?
  • Bạn có cần ánh sáng đặc biệt không? Ánh sáng phụ thuộc và trạng thái tâm lý của nhân vật (ví dụ như nến, ánh trăng, con hẻm tối hay một ngày nắng).
  • Bạn có cần hiệu ứng gì đặc biệt không? Việc minh họa những hiệu ứng đặc biệt khá quan trọng để quyết định rằng bạn có thuê một chuyên gia về hiệu ứng đặc biệt hay không.

2. Một khi bạn đã viết xong kịch bản và có ý tưởng về những gì sẽ diễn ra trong phim, hãy chuẩn bị một tờ giấy, thậm chí là một tờ poster khổ lớn để tiến hành phần storyboard của mình. Hoặc bạn cũng có thể dùng phần mềm nếu muốn thuyết trình Storyboard của mình với nhà đầu tư hoặc khách hàng.

3. Bắt đầu với bộ phim của bạn bằng việc vẽ ra shot hình đầu tiên. Hãy nhớ, bạn không cần phải có kỹ năng vẽ vời như họa sĩ để có thể vẽ storyboard. Chức năng quan trọng nhất của storyboard là cho biết được cảnh quay đó sẽ trông như thế nào.Ví dụ, nếu một nhân vật sẽ xuất hiện từ bên trái khung hình., trong cảnh cận, hãy vẽ nó ra. Và nếu như chiếc vali ở phía sau căn phòng là cần thiết trong cảnh đó, bạn cũng cần vẽ nó vào trong Storyboard.

4. Tạo khung hình mới cho mỗi lần chuyển bối cảnh hoặc hành động quan trọng.

5. Khi đã nắm được cách làm, bạn sẽ biết đâu là những chi tiết cần có trong bản vẽ và cái gì là không cần thiết.

Tips

  • Tỉ lệ khung storyboard sẽ tùy thuộc vào tỉ lệ màn hình.
  • Tạo khung mô tả bên dưới khung storyboard để chú thích những thông tin quan trọng không thể diễn tả qua storyboard, như những câu thoại quan trọng, số cảnh, hướng di chuyển camera…
  • Bạn có thể dùng bất kỳ loại giấy nào, nhưng lưu ý là không nên mỏng quá. Storyboard sẽ là vật đồng hành cùng bạn trong suốt thời gian quay phim, và chẳng ai muốn chúng bị rách khi đang quay giữa chừng.
  • Bạn có thể làm video trên giấy hoặc cũng có thể làm storyboard theo dạng video, nhưng việc này sẽ tốn nhiều thời gian.
  • Không cần phải làm một storyboard hoàn hảo, một bản thô cũng đã đủ tốt.
  • Nếu bạn gặp trục trặc với việc hình dung những thứ này, hãy dùng những hình mẫu có sẵn để vẽ.
  • Bạn có thể gấp giấy thành 6 hình vuông khác nhau để dễ dàng tạo khung cho mỗi cảnh, hoặc có thể download một số mẫu storyboard trên internet.
  • Bạn có thể sử dụng phần mềm vẽ storyboard làm dữ liệu cho những thông tin trong kịch bản, các đạo cụ cần thiết, địa điểm, hướng máy và cuối cùng là danh sách các cú máy.

Theo: SIFS, WikiHow và Dummies.com

Khóa học thiết kế Storyboard

Nếu như lập dàn ý là bước khởi đầu cho tất cả các bài tập làm văn thì Storyboard cũng là bản phác thảo rất cần thiết cho tất cả những ý tưởng từ đơn giản đến phức tạp.

Bạn luôn gặp khó khăn trong quá trình trình bày ý tưởng với khách hàng ? Hãy xem lại trong bản kế hoạch của mình đã có phác họa Storyboard chưa?

Bạn thích vẽ vời, có nhiều ý tưởng hay thậm chí là một kịch bản tâm huyết nhưng vẫn loay hoay không biết làm sao để thể hiện cho người khác hiểu. Bạn đang cần một bản phác thảo Storyboard để làm điều đó thay bạn đấy.

Storyboard không chỉ dành cho các nhà thiết kế hay họa sĩ bởi nó không đòi hỏi kĩ thuật cao mà yêu cầu bạn phải nắm rõ những nguyên tắc. Dù bạn là một đạo diễn, quay phim, biên kịch, copywriter..nếu hiểu được các nguyên tắc trong Storyboard bạn hoàn toàn có thể tạo ra cho mình một bản phác thảo Storyboard hoàn chỉnh.

ADC ACADEMY KHAI GIẢNG KHÓA HỌC:
STORYBOARD – THIẾT KẾ STORYBOARD

Chúng ta sẽ học gì ở khóa học này?

Khóa học gồm 3 phần:
– Phần 1: Phác thảo khuôn mặt, biểu cảm, các góc độ.
– Phần 2: Cơ thể, trang phục, chuyển động.
– Phần 3: Phối cảnh, góc quay, hiệu ứng, các thuật ngữ trong storyboard.

Khóa học dành cho những bạn:
– Có trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo, thích vẽ vời dù chưa vẽ đẹp.
– Thích tự sự, kể lại những câu chuyện hay của mình mỗi ngày, facebook like ầm ầm vì những câu chuyện vu vơ của bạn.
– Đam mê phim ảnh hoặc làm việc trong ngành quảng cáo, thường xuyên tiếp xúc với những trang kịch bản phân cảnh dài dòng, lằng nhằng, đọc hoài mà chẳng hiểu.

Nếu đây là khóa học bạn đang tìm kiếm, hãy nhanh tay điền vào link đăng ký tham gia buổi học đầu tiên MIỄN PHÍ để thật chắc chắn rằng bạn rất cần Storyboard cho công việc và đam mê của mình.

Giảng viên: Lâm Hoàng Trúc.