Những Người Nghệ Sĩ Đã Cho Những Bức Vẽ Quái Vật Của Trẻ Em Một Cuộc Sống Mới Để Khuyến Khích Khả Năng Sáng Tạo Của Chúng

Những Người Nghệ Sĩ Đã Cho Những Bức Vẽ Quái Vật Của Trẻ Em Một Cuộc Sống Mới Để Khuyến Khích Khả Năng Sáng Tạo Của Chúng

Dự án The Monster Project với mong muốn giúp thế hệ trẻ em có thể nhận ra được sức mạnh của trí tưởng tượng.

Không chứa bất kỳ một nguyên tắc nào, các em học sinh được yêu cầu vẽ một con quái vật mà chúng suy nghĩ được. Sau khi hoàn thành, các bức vẽ ấy sẽ được gửi đến tay của những nghệ sĩ minh họa 3D để biến những con quái vật đó thành hiện thực.

BẠN ĐÃ THAM GIA “THAY ÁO GOUTE”, SÂN CHƠI HOT NHẤT MÙA HÈ NÀY?

BẠN ĐÃ THAM GIA “THAY ÁO GOUTE”, SÂN CHƠI HOT NHẤT MÙA HÈ NÀY?

Cuộc thi “Thay Áo Goute” đã khuấy động mùa hè 2017 trong vòng 1 tháng vừa qua. Chỉ còn có 2 tuần nữa là cuộc thi sẽ kết thúc rồi. Bạn đã trang bị những gì để trở thành người chiến thắng?

Cơ hội để các bạn sinh viên thỏa sức sáng tạo

Thiết kế cũng giống như các bộ môn học khác của chúng ta, để có thể gặt hái được những kết quả tốt thì lý thuyết không bao giờ đủ. Nhất là với môn học sáng tạo như thiết kế đòi hỏi thật nhiều kỹ năng sử dụng phần mềm, phối màu… thì việc thực hành bỗng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Thực hành từ những bài tập đơn giản trong trường, đến những kinh nghiệm đầu đời khi làm freelance, dân thiết kế càng gọt dũa càng nhiều thì tay nghề càng cứng hơn. Sau tất cả, bạn cần phải thử thách bản thân mình với lĩnh vực sáng tạo bằng cách tham gia các cuộc thi liên quan. Sự nhanh nhạy, khả năng ứng phó và kĩ năng sáng tạo của bạn sẽ được rèn luyện và phát triển rất nhanh qua các cuộc thi thiết kế. Ngoài những cơ hội cọ xát đó, bạn sẽ còn được trải nghiệm cảm giác vui sướng khi trở thành người chiến thắng.

Thấu hiểu điều đó và mong muốn giúp các nhà thiết kế trẻ tìm đúng sân chơi của mình, nhãn hàng Goute đã tổ chức cuộc thi Thay “Áo” Goute với 2 hạng mục chính gồm Thiết Kế hộp quà Tết Tincase  Thiết Kế nghệ thuật chữ Typography

Nhằm mục đích mang đến cơ hội cho các bạn đam mê thiết kế thỏa sức sáng tạo, Thay Áo Goute đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các bạn tham gia. Từ thiết kế hộp quà Tết Tincase đến thiết kế nghệ thuật chữ Typography; tất cả đều mang đậm những phong cách riêng, cá tính riêng và mang nhiều thông điệp truyền tải khác nhau đầy ý nghĩa.

Hạng mục thiết kế hộp quà Tết Tincase với nhiều phần thưởng hấp dẫn

Cuộc thi thiết kế Typography với những hương vị thân quen của cuộc sống

Nếu là fan của trường phái nghệ thuật chữ Typography thì chắc chắn không thể bỏ qua những tác phẩm vừa chất, vừa vui, vừa trình bày đẹp mắt. Chỉ với bốn mùi vị “mặn, ngọt, giòn, tan” các bạn trẻ đã tạo ra vô số định nghĩa về cuộc sống nghe thật vui nhộn: Phụ nữ mặn mà như ly rượu lâu năm, Dậy sớm mỗi ngày là chiến thắng giòn giã nhất, Ơn trời có người luôn tan chảy vì ta… Và thật bất ngờ khi đây lại toàn là sản phẩm của “dân không chuyên” từ cuộc thi

Thiết kế nghệ thuật chữ Typography, hạng mục đơn giản hơn với công cụ hỗ trợ có sẵn trên website

Thay áo Goute cũng chính là sân chơi truyền cảm hứng cho các bạn đam mê về Typography – biến con chữ như những câu hát, câu châm ngôn, câu nói hay trở nên đẹp, có tính nghệ thuật, sáng tạo và cả khoa học nữa nhé

Và các bạn yêu thích sáng tạo, hãy mau chóng đem chút ngọt ngào, sôi động, suy tư của cuộc sống xung quanh mình vào ngay trong các phần thi của Thay áo Goute nhé, chỉ vì cuộc thi chỉ sẽ kéo dài đến 1/7 mà thôi!

Còn chần chờ gì nữa mà không thử sức để biến ý tưởng của mình thành những tác phẩm “để đời”? Tham khảo thêm thông tin tại website:  hoặc fanpage chính thức của Goute:

KHI SÁNG TẠO DÀNH CHO TẤT CẢ

KHI SÁNG TẠO DÀNH CHO TẤT CẢ

Khi nghĩ về sáng tạo, ai cũng nghĩ đó là tố chất bẩm sinh mà chỉ những người may mắn mới có được. Thế nhưng thật ra, mỗi người chúng ta luôn có sự sáng tạo ẩn nấp ở bên trong những cái đầu lạnh. Vì thế, cuộc thi Thay “Áo” Cho Gouté hứa hẹn sẽ là sân chơi lý thú để các bạn trẻ có cơ hội “kết bạn” hay thỏa sức bùng nổ những ý tưởng độc đáo của mình ra ngoài đời thực.

Thay “Áo” Gouté – Cơ hội “tung hoành” dành cho dân thiết kế

Đây là cuộc thi đặc biệt của nhãn hàng Gouté phối hợp với Climax Agency tổ chức, với 2 hạng mục chính Thiết Kế hộp quà Tết Tincase dành cho các nhà thiết kế trẻ tài năng và Thiết Kế nghệ thuật chữ Typography với cách tham gia đơn giản, dễ làm dành cho tất cả những ai muốn thử sức ở lĩnh vực nghệ thuật.

Nếu bạn là một designer trẻ trung, năng động và luôn tràn ngập những suy nghĩ độc đáo thì Thiết Kế Tincase chính là cơ hội dành cho bạn tỏa sáng. Hãy biến những ý tưởng ngủ quên nơi sổ tay, máy tính hay trong đầu của bạn thành những thiết kế cực chất. Với chủ đề là Thay “Áo” Gouté, đón Tết say mê, nhiệm vụ của các nhà thiết kế trẻ tạo nên một tấm “áo mới” đẹp mắt, đậm đà ý nghĩa ngày Tết. Đặc biệt hơn, bạn sẽ được thấy những “đứa con tinh thần” của mình xuất hiện trên những hộp quà sang trọng của Gouté.

Thiết kế hộp quà Tết Goute, cơ hội cho các nhà thiết kế chuyên nghiệp thể hiện khả năng sáng tạo

Thay “Áo” Gouté, nhận quà phủ phê!

Trong hạng mục Thiết Kế nghệ thuật chữ Typography, bạn có thể sáng tạo và tự thiết kế ra những câu châm ngôn thú vị của mình dựa trên cảm hứng 4 hương vị “Mặn, Ngọt, Giòn, Tan” – cũng chính là 4 cảm xúc vô giá trong cuộc sống và gửi bài dự thi về cho Gouté. Những tác phẩm được chọn sẽ xuất hiện trên hộp bánh Gouté và mang niềm vui đến cho những người xung quanh. Bạn không phải lo nếu không phải là một nhà thiết kế chuyên nghiệp, vì Gouté sẽ có sẵn các công cụ hỗ trợ tạo Typhography lung linh cho cuộc tranh tài của bạn.

Hàng trăm quà tặng hấp dẫn như máy ảnh Fujifilm , chuyến đi du lịch Hàn Quốc dành cho hai người hay vé xem phim CGV….dành cho những người chiến thắng của cuộc thi.

Còn chần chờ gì nữa mà không thử sức để biến ý tưởng của mình thành những tác phẩm “để đời”? Tham khảo thêm thông tin tại website:   hoặc fanpage chính thức của Goute:

Làm thế nào để xử lý tốt công việc trong khi đang chán nản và chẳng mấy hứng thú ?

Làm thế nào để xử lý tốt công việc trong khi đang chán nản và chẳng mấy hứng thú ?

Cảm giác chán nản và không hứng thú trong công việc đều là hệ quả của sự trì hoãn, chúng âm thầm ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Thậm chí, sự trì hoãn còn có thể “gây nghiện” một cách đáng sợ, vậy phải làm thế nào ?

Sự trì hoãn = “Tôi chẳng biết bắt đầu từ đâu”

Trì hoãn, hay còn có những cách gọi khác với nghĩa tương tự là tính chần chừ, thói lề mề, hói rề rà, ù lỳ… là thuật ngữ trong tâm lý học chỉ về những thói quen của con người có xu hướng để chậm lại, tự hoãn lại, chưa muốn bắt tay vào làm ngay một công việc phải làm, hoặc có tâm lý chờ và để một thời gian sau đó mới thực hiện. Trì hoãn còn là việc lảng tránh những việc lẽ ra cần phải được tập trung giải quyết ngay dẫn đến việc đó luôn bị hoãn lại, ngưng trệ, chậm trễ tiến độ đề ra thậm chí là lãng quênn.

Trì hoãn cũng chỉ về việc sự thay thế các công việc, việc làm có mức độ ưu tiên cao hơn với các bằng những việc làm, công việc có mức độ ưu tiên thấp hơn và dành nhiều thời gian cho việc giải quyết các công việc có mức độ quan trọng, mức độ ưu tiên thấp, hay là sự ưu tiên làm những việc mà bản thân yêu thích hoặc cảm thấy thoải mái hơn là những việc quan trọng, cần phải làm.

Một số nhà tâm lý cho rằng sự trì hoãn là một cơ chế để đối phó với sự lo lắng liên quan đến việc bắt đầu hay sự khởi đầu của một công việc hoặc việc hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào hay thời khắc để ra quyết định, sự lo âu này khiến con người trì hoãn nhất là đối với những người làm việc theo kiểu bốc đồng, làm theo sở thích, ngẫu hứng.

Tính chần chừ là đặc tính của từ 20% đến 25% của người lớn, đặc biệt là phụ nữ và khoảng 15-20% dân số nói chung đều hay trì hoãn, trong giới học sinh, sinh viên, con số lên tới 90%. Một ước tính khác cho rằng 80-95% sinh viên đại học có các dấu hiệu của sự trì hoãn.

Điều này có nhiều điểm tương đồng với hội chứng “Too Much Ideas Syndrome” (hội chứng quá nhiều ý tưởng).

“Có quá nhiều thứ gây phân tâm”

Có thể hầu hết các nhân viên công sở đều đang phí phạm thời gian của mình trong văn phòng. Mặc dù đó không phải là lỗi của họ. Văn phòng luôn là một khu rừng đầy những thứ gây xao lãng, và có thể bạn sẽ thấy rất khó để hoàn thành công việc ở một nơi như thế

Một cuộc khảo sát tiến hành trên 260.000 người cho thấy 76% những người được hỏi đều làm việc tốt hơn bên ngoài văn phòng!

FlexJobs, nơi thực hiện khảo sát này, nói rằng hầu hết mọi người đều thấy văn phòng là nơi có nhiều thứ khiến bạn phân tâm, và đôi khi cả sự tác động của các đồng nghiệp cũng làm giảm năng suất làm việc.

Trên thực tế, 80% những người tham gia khảo sát nghĩ rằng họ sẽ khỏe mạnh hơn nếu không phải làm việc trong văn phòng. Không chỉ có vậy, ăn các loại đồ ăn có lợi cho sức khỏe cũng làm tăng năng lực và hiệu quả của bộ não.

Vì vậy sẽ thật tuyệt vời nếu các công ty mang lại cho nhân viên của mình những bữa ăn nhẹ lành mạnh, vận động nhẹ trong ngày và đương nhiên, phải có những quy định mềm dẻo để hạn chế nhân sự sử dụng mạng xã hội trong giờ làm việc.

“Việc này đơn giản, giải quyết sau vậy”

Đừng chủ quan, những công việc quá đơn giản và dễ dàng lại rất nguy hiểm. Vì sao? Khi một việc bị đánh giá thấp bởi độ khó “không cao”, bạn sẽ dễ dàng mang tâm lý “dễ thì làm lúc nào chẳng được”. Cho đến khi chúng bị dồn lại, giải quyết một đống chất ngất những việc đơn giản còn khó khăn hơn nhiều một yêu cầu phức tạp từ cấp trên.

Cách giải quyết là gì? Gặp việc dễ, đơn giản thì phải xử lý ngay trước khi tâm lý chủ quan đánh bại bạn. Thường thì, “điểm chết” của những công việc quá dễ dàng chính là chúng ít gây hứng thú, không có cảm giác thử thách và chinh phục.

Ví dụ, bạn ghét phải nhập liệu, dù đây là việc đơn giản, quan trọng là chính xác và tỉ mỉ. Hãy nghĩ đến vai trò của dữ liệu, chúng ảnh hưởng như thế nào đến những việc liên quan sau này? Sự vận hành của cả hệ thống phụ thuộc vào những công việc tưởng chừng “vơ vẩn” này, nghĩ đến đây thì bạn có xắn tay lên làm ngay không? Làm chứ! Phạt lương hay thậm chí là đuổi việc là điều chẳng ai muốn cả.

Kết

Sự trì hoãn, chán nản trong công việc không hoàn toàn xấu, mỗi khi bạn nghiêm túc vượt qua được những thứ cám dỗ tầm thường, cảm giác chiến thắng sẽ đến với bạn. Đây cũng là một động lực thúc đẩy mỗi con người, xu hướng chung hiện giờ của xã hội là sự đào thải: không muốn bị loại, muốn tiếp tục tồn tại và phát triển thì cần phải nỗ lực. Cơ hội của mỗi người có thể đến sớm hay muộn, nhưng có nắm lấy hay không là do bạn.

Theo Genk.vn

Cách thực hiện Storyboard

Cách thực hiện Storyboard

Hãy nhớ rằng storyboard không phải là cách viết lại bộ phim. Đó là cách mà bạn sẽ hình dung các diễn viên, đạo cụ, background và góc máy sẽ kết hợp với nhau như thế nào trong từng cảnh hoặc các shot hình liên tiếp nhau. Hay nói cách khác, đó là việc vẽ thành hình những nội dung trong kịch bản của bạn. Nếu không có kịch bản, sẽ không có storyboard.

1. Đánh giá shot hình

Có vài yếu tố để bạn xem xét khi trước vẽ storyboard. Đầu tiên, bạn cần đánh giá kịch bản và chia nó ra thành từng shot. Sau đó, khi lên kế hoạch cho từng shot, bạn hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

  • Bối cảnh được thiết lập ở đâu?
  • Có bao nhiêu nhân vật trong shot hình đó?
  • Bạn có cần đạo cụ nào quan trọng?
  • Bạn đang cần shot hình loại nào? (close-up, wide-shot, establishing shot…)
  • Góc máy trong shot hình này là gì? Góc cao hay thấp?
  • Trong khung hình có nhân vật hay loại phương tiện nào di chuyển không? Nếu có, hướng di chuyển hoặc hướng hành động đó là như thế nào?
  • Bạn có cần di chuyển cú máy để tăng thêm chuyển động cho shot hình hay không? Hay nói cách khác, camera có di chuyển theo nhân vật hay theo xe không? Hướng di chuyển như thế nào?
  • Bạn có cần ánh sáng đặc biệt không? Ánh sáng phụ thuộc và trạng thái tâm lý của nhân vật (ví dụ như nến, ánh trăng, con hẻm tối hay một ngày nắng).
  • Bạn có cần hiệu ứng gì đặc biệt không? Việc minh họa những hiệu ứng đặc biệt khá quan trọng để quyết định rằng bạn có thuê một chuyên gia về hiệu ứng đặc biệt hay không.

2. Một khi bạn đã viết xong kịch bản và có ý tưởng về những gì sẽ diễn ra trong phim, hãy chuẩn bị một tờ giấy, thậm chí là một tờ poster khổ lớn để tiến hành phần storyboard của mình. Hoặc bạn cũng có thể dùng phần mềm nếu muốn thuyết trình Storyboard của mình với nhà đầu tư hoặc khách hàng.

3. Bắt đầu với bộ phim của bạn bằng việc vẽ ra shot hình đầu tiên. Hãy nhớ, bạn không cần phải có kỹ năng vẽ vời như họa sĩ để có thể vẽ storyboard. Chức năng quan trọng nhất của storyboard là cho biết được cảnh quay đó sẽ trông như thế nào.Ví dụ, nếu một nhân vật sẽ xuất hiện từ bên trái khung hình., trong cảnh cận, hãy vẽ nó ra. Và nếu như chiếc vali ở phía sau căn phòng là cần thiết trong cảnh đó, bạn cũng cần vẽ nó vào trong Storyboard.

4. Tạo khung hình mới cho mỗi lần chuyển bối cảnh hoặc hành động quan trọng.

5. Khi đã nắm được cách làm, bạn sẽ biết đâu là những chi tiết cần có trong bản vẽ và cái gì là không cần thiết.

Tips

  • Tỉ lệ khung storyboard sẽ tùy thuộc vào tỉ lệ màn hình.
  • Tạo khung mô tả bên dưới khung storyboard để chú thích những thông tin quan trọng không thể diễn tả qua storyboard, như những câu thoại quan trọng, số cảnh, hướng di chuyển camera…
  • Bạn có thể dùng bất kỳ loại giấy nào, nhưng lưu ý là không nên mỏng quá. Storyboard sẽ là vật đồng hành cùng bạn trong suốt thời gian quay phim, và chẳng ai muốn chúng bị rách khi đang quay giữa chừng.
  • Bạn có thể làm video trên giấy hoặc cũng có thể làm storyboard theo dạng video, nhưng việc này sẽ tốn nhiều thời gian.
  • Không cần phải làm một storyboard hoàn hảo, một bản thô cũng đã đủ tốt.
  • Nếu bạn gặp trục trặc với việc hình dung những thứ này, hãy dùng những hình mẫu có sẵn để vẽ.
  • Bạn có thể gấp giấy thành 6 hình vuông khác nhau để dễ dàng tạo khung cho mỗi cảnh, hoặc có thể download một số mẫu storyboard trên internet.
  • Bạn có thể sử dụng phần mềm vẽ storyboard làm dữ liệu cho những thông tin trong kịch bản, các đạo cụ cần thiết, địa điểm, hướng máy và cuối cùng là danh sách các cú máy.

Theo: SIFS, WikiHow và Dummies.com

Khóa học thiết kế Storyboard

Nếu như lập dàn ý là bước khởi đầu cho tất cả các bài tập làm văn thì Storyboard cũng là bản phác thảo rất cần thiết cho tất cả những ý tưởng từ đơn giản đến phức tạp.

Bạn luôn gặp khó khăn trong quá trình trình bày ý tưởng với khách hàng ? Hãy xem lại trong bản kế hoạch của mình đã có phác họa Storyboard chưa?

Bạn thích vẽ vời, có nhiều ý tưởng hay thậm chí là một kịch bản tâm huyết nhưng vẫn loay hoay không biết làm sao để thể hiện cho người khác hiểu. Bạn đang cần một bản phác thảo Storyboard để làm điều đó thay bạn đấy.

Storyboard không chỉ dành cho các nhà thiết kế hay họa sĩ bởi nó không đòi hỏi kĩ thuật cao mà yêu cầu bạn phải nắm rõ những nguyên tắc. Dù bạn là một đạo diễn, quay phim, biên kịch, copywriter..nếu hiểu được các nguyên tắc trong Storyboard bạn hoàn toàn có thể tạo ra cho mình một bản phác thảo Storyboard hoàn chỉnh.

ADC ACADEMY KHAI GIẢNG KHÓA HỌC:
STORYBOARD – THIẾT KẾ STORYBOARD

Chúng ta sẽ học gì ở khóa học này?

Khóa học gồm 3 phần:
– Phần 1: Phác thảo khuôn mặt, biểu cảm, các góc độ.
– Phần 2: Cơ thể, trang phục, chuyển động.
– Phần 3: Phối cảnh, góc quay, hiệu ứng, các thuật ngữ trong storyboard.

Khóa học dành cho những bạn:
– Có trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo, thích vẽ vời dù chưa vẽ đẹp.
– Thích tự sự, kể lại những câu chuyện hay của mình mỗi ngày, facebook like ầm ầm vì những câu chuyện vu vơ của bạn.
– Đam mê phim ảnh hoặc làm việc trong ngành quảng cáo, thường xuyên tiếp xúc với những trang kịch bản phân cảnh dài dòng, lằng nhằng, đọc hoài mà chẳng hiểu.

Nếu đây là khóa học bạn đang tìm kiếm, hãy nhanh tay điền vào link đăng ký tham gia buổi học đầu tiên MIỄN PHÍ để thật chắc chắn rằng bạn rất cần Storyboard cho công việc và đam mê của mình.

Giảng viên: Lâm Hoàng Trúc.

Design & Art: Sự khác biệt ?

Design & Art: Sự khác biệt ?

Hàng ngày bạn hay nghe tới Art và Design một cách thường xuyên và chúng có vẻ giống nhau như từ đồng nghĩa. Một số người dùng từ “Art” để thêm sự mỹ miều cho công việc thiết kế Design.

Trong hầu hết các buổi nói truyện, bàn công việc, tất cả đều có xu hướng lẫn lộn giữa Mỹ Thuật – Art và Thiết kế – Design. Chúng liệu có sự liên quan chặt chẽ hay những kỹ thuật tương tự để gợi lên tính thẩm mỹ? Hay chúng khác nhau nhiều điều?

Vâng, chắc chắn Thiết kế và Mỹ Thuật có sự khác nhau. Chúng được thực hiện khác nhau, đánh giá theo tiêu chí khác nhau và có người thưởng thức (audience) khác nhau.

Mục đích

Trong một cuộc phỏng vấn năm 1974, Milton Glaser (sinh ngày 26 /6/1929, tại thành phố New York, là một nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng của Mỹ) lưu ý rằng:

Một thiết kế phải truyền tải được bản chất thông tin.

Còn các chức năng thiết yếu của nghệ thuật là để:

Tăng cường nhận thức của con người về hiện tại.

Ông nói, đôi khi các chức năng này trùng hợp, như một chiếc cửa sổ kính màu người ta đã sử dụng hồi xưa, nhưng hiện nay người ta đã tách ra.

Thiết kế có tính tiện dụng theo cách của nó còn nghệ thuật thì không. Thiết kế là: Làm thế nào để sắp đặt các yếu tố, làm thế nào để phục vụ khách hàng, làm thế nào truyền đạt thông tin.

Nghệ thuật thì khác, nó có cách lựa chọn riêng. Nó không cần thiết thực, và hữu dụng theo cách của riêng mình, phục vụ lợi ích riêng mình. Nó không quan tâm tới việc mô tả, mong muốn mọi người thích nó như một xu hướng thời thượng, nó không theo thị hiếu, không theo số đông.

Chúng ta đã chấp nhận hình mẫu này trong cả hai định nghĩa. Trong thời Phục Hưng, nghệ sĩ có những khao khát về triết học. Và từ giữa những năm 1800, nhiều nghệ sĩ đã đứng ngoài cuộc sống để phê bình nó, họ thiết lập những cách sống riêng, để loại bỏ những điều thông thường, tạo dựng, thúc đẩy một lối sống khác.

Mặc dù rất nhiều nghệ sĩ đã để lại dấu ấn của mình với thế giới, các phương pháp của họ được thế giới chấp nhận và vận dụng khi thấy phù hợp thì điều này chắc chắn vẫn không phải là thiết kế, cái mà quan tâm tới nhu cầu cuộc sống và thực hiện cho mục tiêu đó.

Vậy nó được tạo ra như thế nào

Điểm dừng của nghệ thuật và thiết kế khác nhau, vì thế ý nghĩa của nó xuất phát từ đó.

Phần lớn chúng ta nghĩ đúng, nghệ sĩ – Artist đứng trước một cái khung vẽ, suy ngẫm. Họ hình dung về tác phẩm rồi bắt đầu và kết thúc suy nghĩ cùng một lúc.

Họ thường kết thúc suy nghĩ bằng một cái gì đó trần tục như bức chân dung hoặc phong cảnh, hay lớn hơn là sự phẫn nộ trong bức Guernica của Picasso, sự bao la trong Running Fence của Chirsto. Nhưng thời điểm ban đầu, họ có rất nhiều lựa chọn và không hẳn là có cái nào được ưu tiên.

Tóm lại các họa sĩ thỏa thích sáng tạo, suy nghĩ, chọn lựa ngay cả lúc họ đang thực hiện tác phẩm.

Về phía các nhà thiết kế – Designer họ cũng bắt đầu với vùng làm việc trống, hoặc cục đất sét, bất cứ cái gì có thể thấy được. Nhiều người trong số họ đã định sẵn thứ có thể hình thành, văn bản hình ảnh, loại sản phẩm, màu sắc v.v. Nhà thiết kế tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng, người dùng, kích thước, quy mô và các yếu tố khác.

Vai trò của thiết kế là để hoàn thành một điều hữu hình và mang lại một cảm giác thẩm mỹ, hương vị, kỹ thuật trên mỗi sản phẩm. Nói một cách thẳng thắn, người thiết kế chủ yếu sắp xếp các yếu tố, thành phần.

Các nghệ sĩ – Artist nói chung đã giả định rằng công việc là một sản phẩm tối cao của tâm trí và tinh thần họ, xếp thứ hai mới là việc phục vụ mục đích xã hội nào đấy (để gây dựng, kích thích, thỏa mãn, trang trí …).

Một ví dụ là tác phẩm điêu khắc The Burghers of Calais mà Godin đã thực hiện. Khi ông công bố nó, những người dân thành phố thấy đấy là một sự xúc phạm đến quan niệm của họ về 1 tượng đài tưởng niệm công dân anh hùng.

Đánh giá

Trong năm 1920 Keats (nhà thơ người Anh, 31/10/1975 – 23/2/1821) đã viết “Sự thật là cái đẹp, vẻ đẹp thật sự” “Beauty is truth, true beauty”. Đó là tất cả chúng ta cần biết. Cũ hơn là câu nói “Ars longa, vita brevis” – “Nghệ thuật thì lâu dài, cuộc sống thì ngắn ngủi”. Nghệ thuật luôn phấn đấu đạt tới cái đẹp, cái đẹp của sự thật, đó là một điều cao quý lâu dài hơn là cuộc sống. Ít nhất nó là đường lối tiên quyết.

Nghệ thuật hàng thế kỷ đã nhấn mạnh mục đích đạo đức, tính trung thực, tầm nhìn xa trộng rộng, sự hướng nội hoàn toàn. Nghệ thuật là vẻ đẹp và sự thật, của những cái nhìn sâu sắc của các sự tiên tri.

Nó không được đánh giá như văn bản, cấu trúc xã hội, tiện ích hay không. Việc thực hiện thành công cũng không phải là dấu hiệu của nghệ thuật, Van Gogh là một ví dụ (Van Gogh thường tự hủy những bức tranh của chính mình sau những thay đổi phong cách).

Thiết kế lại được đánh giá bằng cách khác “Đẹp như chính nó” “Beauty is as Beauty does” Nếu không được đẹp, thiết kế không được coi là tốt, không thành công. Các thiết kế có phục vụ cho sản phẩm? Liệu nó có hoàn thành nhiệm vụ của mình? thuyết phục ai đó, giải trí, doanh số v.v.

Cuối cùng tất cả thành công của một thiết kế là nó phải hoàn thành nhiệm vụ của mình, bao bì đóng gói, các sản phẩm với các hình minh họa đẹp mắt v.v. được nhiều người chấp nhận.

Khán giả

Các khản giả của nghệ thuật và thiết kế mong đợi những điều khác nhau.

Khán giả của nghệ thuật muốn xem một tác phẩm nghệ thuật (artworks) – để chiêm ngưỡng và suy nghĩ, nó có lẽ được mang tới bằng kinh nghiệm thẩm mỹ, kinh nghiệm sống.

Trong khi đó khán giả của thiết kế đơn giản như muốn kiếm một thông tin trên biển báo để đi tới trạm xe bus.

Thiết kế cũng có thể có sự chú ý và lôi cuốn được cảm xúc của người xem, nhưng tại một số điểm, như Beatrice Warde cho biết, các thiết kế cần trong suốt/ẩn đi để người đọc tự thu nhập thông tin thay vì được truyền tải bằng những sự sắp đặt sẵn có.

Vật liệu

Nghệ thuật và thiết kế khác biệt đáng kể về vật liệu sử dụng.

Thông thường vật liệu của thiết kế liên quan tới người sử dụng nó, giấy, bìa sách, sản phẩm kỹ thuật số .v.v.

Ngược lại, một tác phẩm nghệ thuật được hình thành dựa trên ý nghĩa của vật liệu, nó thể là bất thứ cái gì người nghệ sĩ có thể cảm thấy phù hợp với ý tưởng của mình. Sơn dầu, kim loại, hay băng đĩa hỏng v.v.

Sự khác biệt của nghệ thuật và thiết kế chính là cách chúng ta nhìn nhận nó. Thiết kế được nhìn từ xa và nghệ thuật được xem xét phía trong, phía sau. Thiết kế giúp cho cuộc sống có cách trình bày thẩm mỹ, những lợi ích, tính năng. Nghệ thuật đại diện cho những sự suy ngẫm và cảm nhận.

Nghệ thuât và thiết kế có liên quan chặt chẽ nhưng dù sao vẫn có những khái niệm riêng biệt. Nó là một điều tốt để chúng tiếp tục tiến lên phía trước.

Theo: Idesign.vn