Những Người Nghệ Sĩ Đã Cho Những Bức Vẽ Quái Vật Của Trẻ Em Một Cuộc Sống Mới Để Khuyến Khích Khả Năng Sáng Tạo Của Chúng

Những Người Nghệ Sĩ Đã Cho Những Bức Vẽ Quái Vật Của Trẻ Em Một Cuộc Sống Mới Để Khuyến Khích Khả Năng Sáng Tạo Của Chúng

Dự án The Monster Project với mong muốn giúp thế hệ trẻ em có thể nhận ra được sức mạnh của trí tưởng tượng.

Không chứa bất kỳ một nguyên tắc nào, các em học sinh được yêu cầu vẽ một con quái vật mà chúng suy nghĩ được. Sau khi hoàn thành, các bức vẽ ấy sẽ được gửi đến tay của những nghệ sĩ minh họa 3D để biến những con quái vật đó thành hiện thực.

Làm thế nào để xử lý tốt công việc trong khi đang chán nản và chẳng mấy hứng thú ?

Làm thế nào để xử lý tốt công việc trong khi đang chán nản và chẳng mấy hứng thú ?

Cảm giác chán nản và không hứng thú trong công việc đều là hệ quả của sự trì hoãn, chúng âm thầm ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Thậm chí, sự trì hoãn còn có thể “gây nghiện” một cách đáng sợ, vậy phải làm thế nào ?

Sự trì hoãn = “Tôi chẳng biết bắt đầu từ đâu”

Trì hoãn, hay còn có những cách gọi khác với nghĩa tương tự là tính chần chừ, thói lề mề, hói rề rà, ù lỳ… là thuật ngữ trong tâm lý học chỉ về những thói quen của con người có xu hướng để chậm lại, tự hoãn lại, chưa muốn bắt tay vào làm ngay một công việc phải làm, hoặc có tâm lý chờ và để một thời gian sau đó mới thực hiện. Trì hoãn còn là việc lảng tránh những việc lẽ ra cần phải được tập trung giải quyết ngay dẫn đến việc đó luôn bị hoãn lại, ngưng trệ, chậm trễ tiến độ đề ra thậm chí là lãng quênn.

Trì hoãn cũng chỉ về việc sự thay thế các công việc, việc làm có mức độ ưu tiên cao hơn với các bằng những việc làm, công việc có mức độ ưu tiên thấp hơn và dành nhiều thời gian cho việc giải quyết các công việc có mức độ quan trọng, mức độ ưu tiên thấp, hay là sự ưu tiên làm những việc mà bản thân yêu thích hoặc cảm thấy thoải mái hơn là những việc quan trọng, cần phải làm.

Một số nhà tâm lý cho rằng sự trì hoãn là một cơ chế để đối phó với sự lo lắng liên quan đến việc bắt đầu hay sự khởi đầu của một công việc hoặc việc hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào hay thời khắc để ra quyết định, sự lo âu này khiến con người trì hoãn nhất là đối với những người làm việc theo kiểu bốc đồng, làm theo sở thích, ngẫu hứng.

Tính chần chừ là đặc tính của từ 20% đến 25% của người lớn, đặc biệt là phụ nữ và khoảng 15-20% dân số nói chung đều hay trì hoãn, trong giới học sinh, sinh viên, con số lên tới 90%. Một ước tính khác cho rằng 80-95% sinh viên đại học có các dấu hiệu của sự trì hoãn.

Điều này có nhiều điểm tương đồng với hội chứng “Too Much Ideas Syndrome” (hội chứng quá nhiều ý tưởng).

“Có quá nhiều thứ gây phân tâm”

Có thể hầu hết các nhân viên công sở đều đang phí phạm thời gian của mình trong văn phòng. Mặc dù đó không phải là lỗi của họ. Văn phòng luôn là một khu rừng đầy những thứ gây xao lãng, và có thể bạn sẽ thấy rất khó để hoàn thành công việc ở một nơi như thế

Một cuộc khảo sát tiến hành trên 260.000 người cho thấy 76% những người được hỏi đều làm việc tốt hơn bên ngoài văn phòng!

FlexJobs, nơi thực hiện khảo sát này, nói rằng hầu hết mọi người đều thấy văn phòng là nơi có nhiều thứ khiến bạn phân tâm, và đôi khi cả sự tác động của các đồng nghiệp cũng làm giảm năng suất làm việc.

Trên thực tế, 80% những người tham gia khảo sát nghĩ rằng họ sẽ khỏe mạnh hơn nếu không phải làm việc trong văn phòng. Không chỉ có vậy, ăn các loại đồ ăn có lợi cho sức khỏe cũng làm tăng năng lực và hiệu quả của bộ não.

Vì vậy sẽ thật tuyệt vời nếu các công ty mang lại cho nhân viên của mình những bữa ăn nhẹ lành mạnh, vận động nhẹ trong ngày và đương nhiên, phải có những quy định mềm dẻo để hạn chế nhân sự sử dụng mạng xã hội trong giờ làm việc.

“Việc này đơn giản, giải quyết sau vậy”

Đừng chủ quan, những công việc quá đơn giản và dễ dàng lại rất nguy hiểm. Vì sao? Khi một việc bị đánh giá thấp bởi độ khó “không cao”, bạn sẽ dễ dàng mang tâm lý “dễ thì làm lúc nào chẳng được”. Cho đến khi chúng bị dồn lại, giải quyết một đống chất ngất những việc đơn giản còn khó khăn hơn nhiều một yêu cầu phức tạp từ cấp trên.

Cách giải quyết là gì? Gặp việc dễ, đơn giản thì phải xử lý ngay trước khi tâm lý chủ quan đánh bại bạn. Thường thì, “điểm chết” của những công việc quá dễ dàng chính là chúng ít gây hứng thú, không có cảm giác thử thách và chinh phục.

Ví dụ, bạn ghét phải nhập liệu, dù đây là việc đơn giản, quan trọng là chính xác và tỉ mỉ. Hãy nghĩ đến vai trò của dữ liệu, chúng ảnh hưởng như thế nào đến những việc liên quan sau này? Sự vận hành của cả hệ thống phụ thuộc vào những công việc tưởng chừng “vơ vẩn” này, nghĩ đến đây thì bạn có xắn tay lên làm ngay không? Làm chứ! Phạt lương hay thậm chí là đuổi việc là điều chẳng ai muốn cả.

Kết

Sự trì hoãn, chán nản trong công việc không hoàn toàn xấu, mỗi khi bạn nghiêm túc vượt qua được những thứ cám dỗ tầm thường, cảm giác chiến thắng sẽ đến với bạn. Đây cũng là một động lực thúc đẩy mỗi con người, xu hướng chung hiện giờ của xã hội là sự đào thải: không muốn bị loại, muốn tiếp tục tồn tại và phát triển thì cần phải nỗ lực. Cơ hội của mỗi người có thể đến sớm hay muộn, nhưng có nắm lấy hay không là do bạn.

Theo Genk.vn

Khơi dậy nguồn Cảm Hứng Sáng Tạo trong bạn

Khơi dậy nguồn Cảm Hứng Sáng Tạo trong bạn

Hãy để tâm hồn phiêu lãng và dẹp bỏ những câu hỏi nặng nề… thả hồn vào cuộc sống để ý tưởng và cảm hứng sáng tạo đến với chúng ta một cách vô thức.

Áp lực từ công việc và cuộc sống có thể làm bản thân bạn lâm vào tình trạng cạn kiệt mạch nguồn sáng tạo.

Vậy làm thế nào để xoá bỏ tình trạng đó? Dưới đây là 14 cách tưởng chừng như rất đơn giản nhưng sẽ phần nào giúp khơi dậy lại sự sáng tạo trong con người bạn.

1. Tản bộ

Tản bộ giữa thiên nhiên, hòa mình vào cuộc sống,.. chính là giờ ra chơi dành cho người lớn.

Cũng giống như cách trẻ em trải nghiệm những thời khắc giàu sức sáng tạo nhất của chúng ở sân chơi hoặc bãi cát, người lớn chúng ta cũng có thể sử dụng không gian vật thể để thả hồn lang thang và tình cờ bắt gặp một ý tưởng. Đại học Stanford trong một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, tản bộ giúp chúng ta tăng hơn 60% Cảm Hứng Sáng Tạo so với việc chúng ta chỉ ngồi yên một chỗ.

2. Trải nghiệm nấu một món ăn thử xem !

Hãy bỏ các công thức nấu ăn sang một bên và thử xem bạn có thể kết hợp những gì từ những thứ có sẵn trong tủ thức ăn và tủ lạnh nhà mình. Nấu các món mới cho các bữa ăn trong ngày hoặc nhân dịp nào đó có thể mở rộng cái nhìn của bạn về khả năng vô hạn của thế giới ẩm thực và hơn thế nữa.

Giống như chơi nhạc hoặc làm thơ, nấu ăn cũng đòi hỏi sự kết nối và hài hoà. Hiểu rõ mối liên hệ giữa các nguyên liệu và khả năng tương tác của chúng là điểm mấu chốt để tạo ra các món ăn ngon. Sự cởi mở về mặt ý thức nói trên là trọng tâm của mọi quá trình sáng tạo, bất kể chúng ta làm gì và sử dụng phương tiện nào.

– Trích phát biểu của Faisal Hoque, tác giả cuốn Everything Connects, trong một bài báo trên tạp chí Business Insider.

3. Đọc sách, báo, tạp chí

Hãy thả hồn vào những cuốn sách, những cuốn tạp chí đã chờ đợi bạn trên giá sách suốt mấy tháng qua. Đắm mình vào câu chuyện đòi hỏi sự tập trung, đưa bản thân rời xa nỗi thất vọng của tình trạng ngưng trệ nguồn mạch sáng tạo.

Khi câu chuyện thu hút toàn bộ tâm trí bạn, bạn sẽ hình dung ra cốt truyện, thu nhận các thông điệp từ cuốn sách và phát triển những ý tưởng của riêng bạn, điều này sẽ giúp bạn nhận ra điều mình đang tìm kiếm.

4. Vận động, tập thể dục

Một trong những phương pháp tốt nhất để khơi nguồn Cảm Hứng Sáng Tạo là khiến “máu huyết lưu thông”.

Khi chúng ta vận động, tập thể dục. Tâm hồn chúng ta sẽ tự nhiên thư giãn, giảm mệt mỏi và căng thẳng, khả năng tưởng tượng sẽ được tăng lên. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng những người tích cực hoạt động thể chất thường sáng tạo hơn. Đồng thời, họ còn cải thiện và nâng cao được khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp và đề ra những ý tưởng mới một cách nhanh chóng.

5. Nghĩ về những điều vui vẻ

Những ý tưởng tuyệt vời nhất thường nảy sinh khi tâm trạng chúng ta thoải mái. Một nghiện cứu được công bố trên Website của Viện Hàn Lâm Khoa Học Mỹ đã nói rằng tâm trạng thoải mái, vui vẻ có thể giúp con người giải phóng đầu óc mà nhờ đó, kích thích được sự sáng tạo và trí tưởng tượng.

Tâm trạng tích cực ảnh hưởng đến khả năng chú ý của bạn – nó có thể khiến bạn mở rộng tầm nhìn. Còn kết quả của tâm trạng tiêu cực là tầm nhìn hạn hẹp, chỉ khiến bạn tập trung vào những điều khiến bạn lo lắng – toàn bộ những gì còn lại (trong bộ não) sẽ bị loại khỏi tầm ngắm và sẽ được (bộ não) đánh giá là không hề quan trọng

– Theo Tiến Sỹ Adam Anderson, trưởng nhóm nghiên cứu.

6. Tự hỏi bản thân: “Sẽ ra sao nếu… ?”

Nếu muốn phát huy khả năng sáng tạo trong thời gian ngắn, việc đặt ra những vấn đề đòi hỏi giả thuyết ngược có thể giúp bạn đưa ra những cách nhìn mới. Chỉ cần lấy những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ và tưởng tượng những cái kết theo hướng khác, xoá bỏ những chi tiết sẵn có đồng thời thêm vào đó một vài ý tưởng của riêng bạn. Việc vẽ lại bức tranh tinh thần này có thể xoá bỏ những ý nghĩ đang ngăn cản bạn đi đến những nơi bạn muốn.

7. Hãy “Lạc Trôi” !

Đừng cố ép buộc bản thân giải quyết vấn đề, bởi đôi khi điều này có thể khiến giải pháp rời xa chúng ta. Thay vào đó, hãy để tâm hồn phiêu lãng. Các nghiên cứu cho thấy ngay cả khi chúng ta không tập trung thì bộ não vẫn tiếp tục làm việc để tìm kiếm giải pháp, không những thế, những ý tưởng sáng tạo có thể được phát hiện từ những ý nghĩ vô thức.

Vì thế, hãy dẹp bỏ những câu hỏi nặng nề đang lẩn quẩn trong tâm trí bạn. Câu trả lời sẽ đến với bạn sớm thôi !

8. Hãy tập ở một mình

Để khơi nguồn sáng tạo, con người phải có khả năng sử dụng sự cô đơn theo cách xây dựng.

– Theo Chuyên gia tâm lý Rollo May.

Thông thường, không phải sự thiếu hụt nguồn cảm hứng mà chính sự kích thích quá độ mới là thủ phạm khiến chúng ta bế tắc. Tự tách mình ra để suy nghĩ có thể tạo ra cảm giác thanh lọc cũng như liều thuốc Sáng Tạo. Trân trọng sự cô đơn và tập trung vào suy nghĩ, bạn có thể nghe thấy giải pháp từ sự im lặng.

9. Viết lên những suy nghĩ của bạn

Đôi khi, một trong những giải pháp tốt nhất để sắp xếp mớ suy nghĩ hỗn độn trong đầu là đặt bút lên giấy và viết, hoặc vẽ chúng ra. Phương pháp này không chỉ khiến bạn khuây khoả mà còn cho phép bạn thấy rõ các ý nghĩ của mình trên không gian hữu hình và hiểu rõ chúng từ một góc độ mới. Giải phóng các suy nghĩ trong đầu cũng là cách mở đường cho các ý tưởng mới xâm nhập và lấp đầy chỗ trống.

10. Bước ra khỏi vùng an toàn

Với những người có tâm hồn sáng tạo, phải tiếp tục thử thách bản thân bằng các nhiệm vụ mới để phát triển. Sự mới lạ là một trong những động lực sáng tạo tuyệt vời nhất, dù chỉ là trải nghiệm những sở thích mới hay từ chối sử dụng những giải pháp trong quá khứ. Hãy đón nhận ngày mới cùng những dự án mới bằng cách nhìn mới và đừng ngần ngại đẩy cao mọi ranh giới và xem xem chuyện gì xảy ra.

11. Ngồi thiền

Lợi ích của việc ngồi thiền không chỉ dừng lại ở thư giãn và giảm stress. Một nghiên cứu công bố trên Frontier in Cognition cho biết Thiền buông thư (trong đó người thiền tiếp nhận mọi ý niệm nhưng không tập trung vào bất kỳ ý niệm nào) tăng khả năng suy nghĩ đa dạng ở người tham gia, yếu tố mang tính chìa khoá của quá trình Sáng Tạo. Không chỉ sinh viên sử dụng phương pháp thiền định để khơi thông Cảm Hứng Sáng Tạo mà rất nhiều doanh nhân cũng tham gia phong trào này đồng thời khuyến khích nhân viên áp dụng giải pháp này để tìm kiếm ý tưởng mới.

12. Màu xanh, màu của sự kết nối và trí tưởng tượng

Tại sao chúng ta thích ngắm cây xanh, bầu trời và biển ?

Bởi đó là vì những màu xanh xinh đẹp này khiến chúng ta cảm thấy thư thái và đưa tâm trí chúng ta đến những chân trời Sáng Tạo. Nhiều nghiên cứu về màu sắc tác động lên tâm trí con người đã chỉ ra rằng màu xanh lá cây và xanh dương là chìa khoá của sự kết nối, của năng lượng và của trí tưởng tượng.

13. Đi, để trải nghiệm

Thỉnh thoảng, cần phải thay đổi hoàn toàn cảnh quan và nhịp điệu để lên lại dây cót tinh thần. Dành ra một hai tiếng trong ngày hoặc vài ngày để bản thân nghỉ ngơi là một trong những cách mở mang trí tuệ cho chính bản thân. Nhiều nghiên cứu cũng như trải nghiệm thực tế của một số người cho biết việc tiếp nhận một nền văn hoá mới có liên hệ trực tiếp với sự sáng tạo về mặt tri thức.

Vì vậy, hãy khám phá một quốc gia khác, một miền đất mới hay đơn giản chỉ là một khu phố mới để mở rộng tầm mắt và tâm hồn bạn nhé !

14. Ngồi giữa một không gian ồn ào

Có thể bạn cho rằng những quán cà phê ồn ào thật khiến bạn mất tập trung, nhưng sự xao lãng này có thể chính là điều bạn cần để giải phóng bản thân khỏi sự bế tắc dai dẳng về mặt tinh thần. Một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Journal of Consumer Research cho thấy tiếng ồn ở mức vừa phải có thể nâng cao hiệu quả sáng tạo trong công việc.

Vì vậy, hãy ngồi xuống với một tách cà phê và để bản thân quên đi mọi thứ. Bạn sẽ không bao giờ biết điều đó có thể dẫn bạn đi tới đâu.

Thực hiên: Hải Nam
Hình ảnh: Minh Trực, Hải Nam, ADC Academy, Pixabay
Nguồn bài viết: huffington.com, ngoisao.net, camhungsangtao.vn

Quan điểm về “Sáng tạo và Giáo dục” của Sir Ken Robinson

Quan điểm về “Sáng tạo và Giáo dục” của Sir Ken Robinson

Sir Ken Robinson là một tác giả, diễn giả, và nhà tư vấn giáo dục lớn người Anh. Ông làm việc chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục nghệ thuật và sáng tạo. Robinson được phong tước Hiệp sỹ cho những cống hiên của mình trong lĩnh vực giáo dục, sáng tạo và nghệ thuật. Ông viết sách về khơi dậy sự sáng tạo, khởi xướng và tham gia nhiều dự án phát triển nghệ thuật và giáo dục cho trường học ở Anh và Mỹ.

Vào năm 2006 tại sân khấu của Ted, ông đã có một bài phát biểu thú vị và xúc động sâu sắc về vấn đề tạo nên một hệ thống giáo dục nuôi dưỡng (thay vì làm thui chột) khả năng sáng tạo.

Trong bài phát biểu này, ông cho rằng hệ thống giáo dục hiện nay đang giết chết năng lực sáng tạo mà mỗi đứa trẻ đều sẵn có. Ông lý giải điều này bằng việc đưa ra dẫn chứng về việc giáo dục công được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu của cách mạng công nghiệp, và cánh cổng đại học là cái đích mà hệ thống này hướng tới.

Trong hệ thống này, Toán và Ngôn Ngữ là những môn quan trọng nhất. iếp đến là xã hội nhân văn. Đứng cuối cùng và luôn bị xem nhẹ là các môn học về nghệ thuật, đặc biệt là kịch và khiêu vũ. Ông cũng nhận định đỉnh cao thành công của hệ thống giáo dục này sẽ là các giáo sư đại học, những người mà ông cho là phần lớn chỉ sống bằng đúng cái đầu của mình.

Những môn nghệ thuật và những con người có tài năng nghệ thuật hầu như không được ủng hộ, không được tạo điều kiện và không được nuôi dưỡng để sống và thành công với tài năng đó của mình.

Dưới đây là một truyện ngắn minh họa một phần bài nói chuyện của ông do họa sỹ Gavin Aung Than thể hiện.


Theo TED, zenpencils.com
ADC tổng hợp và biên tập

11 Ngọn núi đẹp nhất thế giới khiến bạn ước mong được đến một lần trong đời

11 Ngọn núi đẹp nhất thế giới khiến bạn ước mong được đến một lần trong đời

Nếu bạn là một người tôn thờ màu xanh, thích du lịch và yêu mến không gian hùng vĩ của núi thì đây là lúc đánh ghim lại 11 địa điểm này để thử một lần trong đời đến chiêm ngưỡng tận mắt những kỳ quan ấy.

1. Matterhorn, Thụy Sĩ

Không chỉ là một chuyến đi đến Disneyland, Matterhorn trong dãy núi Alps của Thụy Sĩ có lẽ là dễ nhận biết nhất – và cũng là ngọn núi được chụp ảnh nhiều nhất thế giới. Một chuyến cáp treo từ Zermatt lên đỉnh lân cận Klein-Matterhorn sẽ cho bạn những bức ảnh “nghẹt thở” về núi Matterhorn khiến tất cả bạn bè phải ghen tị.

2. Tre Cime di Lavaredo,Ý

Vẻ đẹp của ngọn núi 3 đỉnh trong dãy Alpes ở Ý trông như thể nó vừa mới nhô lên khỏi mặt đất, và không có đỉnh núi nào khác trong khu vực lân cận. Đỉnh cao nhất đo được cao gần 3.000 mét và được chinh phục lần đầu vào năm 1869. Hiện nay đã có vài tuyến đường dẫn lên đỉnh núi, nhưng hãy cẩn thận khi bạn tự thuê xe lái, vì những con đường khá quanh co và hẹp, với rất ít rào bảo vệ.

3. Kirkjufell, Iceland

Kirkjufell nằm trên bờ biển phía bắc của bán đảo Snæfellsnes, trong một ngôi làng đánh cá có tên là Grundarfjordur. Mặc dù độ cao chỉ có 460 mét, Kirkjufell là ngọn núi có tính biểu tượng của đất nước Iceland và cũng là ngọn núi được chụp ảnh nhiều nhất ở nước này. Một tour du lịch 11 tiếng đồng hồ sẽ cho bạn khám phá toàn cảnh núi với chuyến thăm hang động dung nham, bãi biển sỏi đen và núi lửa Snæfellsjökull.

4. Ama Dablam, Nepal

Trong khi cái tên “Ama Dablam” có nghĩa là “vòng cổ của mẹ,” đỉnh núi cao 6.848 mét này nằm ở miền đông Nepal còn được gọi là “Matterhorn của dãy Himalaya” và đứng thứ ba trong danh sách những ngọn núi được thăm quan nhiều nhất trong khu vực.

5. Table, Nam Phi

Đây là một trong những đỉnh núi dễ nhận biết nhất trên thế giới. Bạn có thể lên đây bằng cáp treo hoặc đi bộ. Từ đỉnh núi Table có thể nhìn thấy Cape Town một cách dễ dàng cũng như được chiêm ngưỡng một phong cảnh, mà theo những người đã đi khắp nơi treent thế giới, thì đáng gọi là “vô giá”. Ngoài ra, nếu bạn ở trong khu vực Boulders, bạn có thể bắt gặp những chú chim cánh cụt.

6. Cerro Torre, Argentina/Chile

Trong miền Nam Patagonia, trên biên giới giữa Argentina và Chile là một ngọn núi lởm chởm với một dốc cao toàn đá granit kéo dài đến 1 dặm. Từng được coi là ngọn núi khó chinh phục nhất trên Trái đất vì những cơn gió mạnh đến khó tin, nó chỉ được chinh phục lần đầu tiên vào năm 1974.

7. Roraima, Venezuela

Hơn 2.900 mét đỉnh núi chìm sâu vào những đám mây, Roraima là một trong các thành tạo đá lâu đời nhất của hành tinh và là nguồn cảm hứng cho bộ phim hoạt hình nổi tiếng “Up” của Hãng Disney/ Pixar. Trong khi đa phần núi nằm chủ yếu ở Venezuela, một phần nhỏ của nó thuộc Guyana và Brazil.

8. Huayna Picchu, Peru

Bạn đã từng xem rất nhiều bức ảnh chụp Machu Picchu (còn gọi là Cổ Sơn hay Thành phố đã mất của người Inca)? Bạn sẽ nhận thấy rằng đằng sau tất cả những bức ảnh đều là một ngọn núi, đó chính là đỉnh Huayna Picchu. Với độ cao xấp xỉ 2.720 mét, đây là một nơi thích hợp nhất để ngắm nhìn tàn tích Inca. Chính phủ chỉ cho phép tối đa 400 khách thăm quan núi mỗi ngày và bạn có thể đến thăm đền thờ Moon được xây trong một hang đá dọc theo đường mòn lên núi.

9. Mauna Loa, Hawaii

Nằm bên ngoài những cây cọ và các loại hoa nhiệt đới của đảo lớn của Hawaii là ngọn núi lửa lớn nhất trên hành tinh. Mauna Loa có tuổi đời từ 700.000 đến 1 triệu năm tuổi, độ cao đạt đến đến 4.162 mét. Lần hoạt động gần đây nhất của nó là vào năm 1984 đã tạo ra dòng sông nham thạch khổng lồ, đe dọa thị trấn gần đó của Hilo.

10. Half Dome, California

Nổi tiếng với hình dáng riêng biệt của nó, khối đá granit này nhìn ra Thung lũng Yosemite, cao gần 2.683 métso với mực nước biển. Du khách có thể đi bằng đường mòn hoặc cáp treo để lên đỉnh núi.

11. Denali, Alaska/strong>

Đỉnh núi cao nhất ở Bắc Mỹ này đạt độ cao 6.190 mét. Núi Denali (trước đây có tên là núi McKinley) thống trị đường chân trời Alaska. Bao quanh nó là 2.430.000 hecta khu vực hoang dã và công viên quốc gia, tăng thêm vẻ hùng vĩ cho cảnh đẹp sẵn có của Denali.


Theo vtv.vn
ADC biên tập

“Piper trên bờ biển” và những chuyện chưa kể

“Piper trên bờ biển” và những chuyện chưa kể

Pixar theo thông lệ, cứ trước mỗi dịp chiêu đãi khán giả bằng một bộ phim dài, họ sẽ trình chiếu một đoạn phim ngắn nhẹ nhàng, “ngon mắt”.

“Piper trên bờ biển” là phim ngắn được chiếu trước chuyến hành trình của cô cá xanh Dory. Bộ phim như một câu chuyện ngụ ngôn về nỗi sợ, một bài học cho những bậc làm cha làm mẹ trong cách giáo dục con cái. Đồng thời thông qua bộ phim, hãng Pixar có thể tự hào “khoe” với khán giả thành tựu công nghệ, công sức làm việc và sự sáng tạo không ngừng của đội ngũ nhân viên đầy tài năng của hãng.

Trailer của đoạn phim ngắn “Piper bên bờ biển”.

Cảm hứng cho phim ngắn dài 6 phút bắt nguồn trong một lần tình cờ, đạo diễn Allan Barillaro quan sát theo từng hành động của loài chim Choi Choi cát (Sanderling) tại vùng Emeryville, California cách Pixar Studios khoảng một dặm. Anh cho biết:

Nhìn cách phản ứng của các chú chim khi gặp sóng nước tôi biết rằng mình phải làm ngay một bộ phim về chúng. Con người chúng ta thường rất dễ dàng sống trong một môi trường an toàn với mình, tuy nhiên khi ở tại một nơi không còn thân thuộc nữa chúng ta rất giống những chú chim bé nhỏ trên bờ biển. Ai ai cũng đã đến bãi biển nhưng không phải ai cũng ngắm nhìn biển cả từ môt vị trí nhỏ bé nhất. Đó chính xác là góc nhìn đầy sợ hãi của những chú chim nhỏ.

Một trong những nhân viên của Pixar đang tác nghiệp tại bờ biển để tìm tư liệu.
Photo: Disney•Pixar

Không chỉ có những chú chim Choi Choi cát di cư đến đây, nhóm của Barillaro còn được dịp quan sát thêm các loài chim khác như chim Choắt (Western Sandpipers) cùng nhiều loài chim khác mà chúng ta được thấy trong đoạn phim ngắn. Riêng Barillaro liên tục theo dõi cho những hoạt động riêng biệt của loài Choi Choi cát.

Chúng có muôn vàn sắc thái và có những hành động vô cùng đáng yêu như “nhảy chân sáo” hay xù bộ lông của mình lên khi bị nước làm ướt vậy.”

– Barillaro chia sẻ

Nhưng làm sao để biến được những thứ xảy ra ngoài tự nhiên kia là điều quả thực không phải dễ dàng. Tất cả mọi hành động, nhân vật trong phim phải khiến khán giả tin là chúng thực sự xảy ra ngoài thế giới tự nhiên. Barillaro cũng mong muốn bộ phim sẽ không dùng thủ pháp nhân cách hóa (anthropomophic) trong diễn họa hoạt hình mà tất cả mọi chuyển động của nhân vật sẽ được mô tả một cách tự nhiên nhất.

Câu chuyện về “chuyển động” chưa dừng lại ở đó khi một bài toán khác được đặt ra: “Làm sao diễn tả lại chuyển động của mặt nước, cá và bộ lông của những chú chim ?

Những đề toán hóc búa làm đau đầu không chỉ riêng đạo diễn Allan Barillaro mà còn cho mọi thành viên trong nhóm của anh. Bởi nguồn tư liệu về những loài chim lớn, gia cầm sẽ dễ dàng có được hơn so với những loài chim và những sinh vật nhỏ khác.

Để giải quyết vấn đề này, đầu tiên Barillano buộc phải nghiên cứu những hình ảnh giải phẫu học của loài chim Choi Choi cát. Anh nhận thấy bộ lông của chúng gắn liền với thân mình. Nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế từng chiếc lông sẽ có những phản ứng, hình dạng khác nhau tương ứng với hành động và cách chúng tương tác với môi trường xung quanh (không khí, gió, nước, ánh sáng,…).

Trung bình một chú chim Choi Choi cát sẽ có từ 4,5 cho đến 7 triệu chiếc lông. Một bài toán nan giải và vô cùng rắc rối tiếp theo dành cho Barillaro và các cộng sự.

Khi quan sát thấy những chú chim bộc lộ cảm xúc và có những hành động khi bị đói, sợ hãi, bị ướt lạnh hay “vui mừng”,… Tôi đã nghĩ đó quả là những hình ảnh vô cùng độc đáo và tuyệt vời để có thể đưa lên màn ảnh.

Kế đến, Barillaro đã tìm đến các chuyên gia về loài chim biển tại Monterey Bay Aquarium (một bể cá lớn tọa lạc tại Monterey, California) để có thể đảm mọi sự sáng tạo đều dựa trên một cơ sở thực tế có trong tự nhiên. Tại đây, anh được các nhân viên hướng dẫn tận tình. Họ giới thiệu cho anh chú chim có tên Makana, thuộc loài hải âu Laysan. Chú chim này có những đặc điểm trên bộ lông gần tương tự với những thứ anh đang muốn tìm hiểu như chuyển động của lông vũ hay sắc độ của nó khi thay đổi trong các điều kiện ánh sáng khác nhau. Thậm chí khi Makana rụng lông, các nhân viên còn lưu giữ lại và gửi chúng đến văn phòng của Barillaro tại Pixar.

Càng quan sát loài choi choi cát, Barillaro càng nhận thấy nhiều điểm tương đồng thú vị giữa loài chim nhỏ bé này với con người, nhất là sự vụng về, lúng túng như một đứa trẻ. Hành vi tự nhiên đã cho anh một ý tưởng nhằm gửi gắm những thông điệp về cha mẹ và con cái đến người xem:

Người mẹ (ở đây chỉ nhân vật chim choi choi cát mẹ trong phim) là một hình mẫu phụ huynh mà tất cả chúng ta hằng ao ước. Họ là những người sẵn sàng tạo điều kiện để lũ trẻ trưởng thành bằng cách để cho chúng tự đứng lên từ những vấp ngã hay hoàn toàn đứng ngoài khi chúng đối mặt với nỗi sợ.

Trong bộ phim, hầu như chúng ta chẳng thấy có “lời thoại” nào được vang lên. Chữ “lời thoại” được người viết để trong ngoặc kép là bởi ngoài âm nhạc, phần âm thanh tự nhiên như tiếng sống biển, tiếng gió,… Đặc biệt là những tiếng kêu đều khiến người xem như cảm nhận được những nhân vật trong phim như muốn nói điều gì.

Để tạo được phần âm thanh cho phim, Barillaro cùng các cộng sự đã phải mất hàng giờ để “lắng nghe” những chú chim choai choai cát “nói chuyện”. Từ những đoạn âm thanh đó, họ chọn ra những loại đặc trưng nhất để biểu đạt cho sự ấm áp, yêu thương; lo lắng, sợ hãi; nhút nhát; e dè; vui sướng, hạnh phúc…

Trên đây là Poster khổ lớn được treo trong Studio của Barillaro như một lời cảm ơn và bày tỏ sự kính trọng đặc biệt đối với John James Audubon vì nguồn tài nguyên thao khảo khổng lồ và vô cùng quý giá mà ông đã để lại.

Đó quả là một công trình nghiên cứu cực kỳ đồ sộ để chúng tôi, cũng như tất cả mọi người có thể tham khảo và tìm lấy cảm hứng. Chúng lại còn rất đẹp và cô cùng chi tiết nữa !

Sau 3 năm thực hiện hiện “Piper trên bờ biển”, từ một người chẳng lấy làm hứng thú khi nghĩ đến các loài chim. Nay Barillaro đã trở nên thích thú và vô cùng thoải mái khi ngắm nhìn sinh hoạt của lũ chim bên bờ biển:

Giờ đây tôi “nghiện” việc ra ngoài và quan sát lũ chim sinh sống và nghe chúng “nói chuyện” với nhau rồi !

Alan Barillaro, đạo diễn của “Piper bên bờ biển”. Anh đang làm việc cho Pixar Animation Studios tai Emeryville, California.
Photo: Deborah Coleman/Disney•Pixar


Một số chú thích:

_ John James Audubon (26 tháng 4 năm 1785 – 27 tháng 1 năm 1851) là một nhà điểu cầm học, tự nhiên học, thợ săn và hoạ sĩ người Mỹ gốc Pháp. Ông nổi tiếng với tuyển tập các bức minh hoạ những loài chim ở Bắc Mỹ. Bạn có thể truy cập vào Website www.audubon.org/birds-of-america để thao khảo nguồn tư liệu vô cùng quý giá này.

_ Sanderling (hay Sandpiper) có tài liệu dịch là Choi Choi cát hay Dẽ cổ xám thuộc họ Calidris, một chi Họ Dẽ (Scolopacidae). Tên gọi phổ biến bằng tiếng Việt của các loài trong họ này là “dẽ” (dẽ giun, dẽ gà), “nhát” (tên gọi khác của các loài trong chi Scolopax và Numenius), “choắt” (các chi Actitis, Heteroscelus, Limosa, Numenius, Tringa và Xenus). Phần lớn các loài ăn các loại thức ăn là động vật không xương sống nhỏ mà chúng kiếm được trong bùn hay đất. Chiều dài khác nhau của mỏ cho phép các loài khác nhau có thể cùng sinh sống trong một môi trường sống, cụ thể là ven biển, mà không có sự cạnh tranh trực tiếp về thức ăn. (The Wikipedia)

_ Bài viết được dịch từ bài A Behind-the-Scenes Look at Pixar’s New Short Film “Piper” của tác giả Sabrina Imbler đăng trên trang Audubon.org, bạn có thể xem lại toàn bộ bài viết gốc tại: www.audubon.org/news/a-behind-scenes-look-pixars-new-short-film-piper

Mọi ý kiến đóng góp về bài viết xin gửi về địa chỉ: infos.adcacademy@gmail.com


Dịch và biên tập nội dung: Nguyễn Hải Nam